Bất động sản lõi trung tâm: “bảo hiểm” vững chắc cho dòng tiền

Tốc độ tăng trưởng ổn định, sự khan hiếm và tính bền vững là những yếu tố giúp bất động sản vùng lõi trung tâm duy trì vị thế độc tôn, “bảo hiểm” an toàn cho dòng tiền trước mọi biến động của thị trường.

“Của để dành” của mọi thời đại

Trên thế giới, BĐS tại vị trí trung tâm luôn chiếm ưu thế lớn trên thị trường và được đánh giá là dòng sản phẩm cao cấp chỉ dành cho số ít chủ nhân danh giá. Số liệu tháng 2/2022 tại Mỹ cho thấy, BĐS hạng sang tại trung tâm ghi nhận tỷ lệ tiêu thụ đạt 66,42%. Mặc dù dành cho nhóm khách hàng số lượng giới hạn, song mức tăng doanh số bán nhà hạng sang tại Mỹ đạt 41,6%, vượt xa mức tăng của nhà giá trung bình (5,9%) và nhà bình dân (7%) nơi phát triển rầm rộ trong những năm gần đây, giá bán nhà trung bình quý 3/2022 đã tăng 65% lên 1,791 triệu USD, từ 1,088 triệu USD trong quý 3/2021. Con số này cho thấy sức hấp dẫn chưa bao giờ giảm của BĐS tại vùng lõi.

“Đất chật người đông” là hình ảnh thường thấy ở các đô thị trung tâm

Lý giải cho vị thế độc tôn của bất động sản khu vực lõi trung tâm, chuyên gia chỉ ra nhiều lợi thế mà các khu vực khác như vùng ven, nông thôn không có được.

Đơn cử, nhiều công ty, tập đoàn lớn trên thế giới đều ưu tiên đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại các đô thị trung tâm sầm uất bởi vị trí này sẽ củng cố giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp, đồng thời cung cấp nhiều tiện ích đẳng cấp cho các chuyên gia, người lao động mà vùng ven đô khó lòng đáp ứng đủ.

Vị trí trung tâm không chỉ là “mục tiêu” của các doanh nghiệp mà còn là điểm dừng chân ưa thích của cư dân và khách du lịch trong, ngoài nước. Sở hữu cơ sở hạ tầng đồng bộ, điều kiện vật chất đầy đủ, nhiều cơ sở chăm sóc sức khỏe và trung tâm giải trí sôi động, đô thị trung tâm là “thỏi nam châm” hút du khách đến tham quan, mua sắm, trải nghiệm cuộc sống hiện đại và sầm uất. Bên cạnh đó, cư dân mọi nơi cũng có xu hướng đổ về an cư tại khu vực trung tâm để tận hưởng những điều kiện sống tốt nhất.

Đa dạng tiện ích giải trí là một trong những yếu tố “kéo” cư dân về khu vực trung tâm

Thêm vào đó, khi quỹ đất các khu vực trung tâm ngày càng hạn hẹp cộng với quy định nghiêm về quy hoạch, hạn chế xây dựng nhà cao tầng, nguồn cung bất động sản tại khu vực trung tâm thành phố ngày càng hạn chế. Vì vậy, “cuộc chạy đua” để tìm kiếm quỹ đất xây dựng dự án của các chủ đầu tư cũng như nhu cầu lớn sở hữu bất động sản trung tâm càng khiến giá đất đô thị tăng trưởng nóng.

Tăng trưởng bền vững trước mọi biến động

Trên thế giới, tăng trưởng giá đất tại các đô thị trung tâm luôn khiến người mua sửng sốt. Tại thủ đô London, tốc độ tăng giá nhà tại đây hiện nhanh gấp hai lần so với tốc độ tăng giá nhà trung bình trên toàn Vương quốc Anh. Còn theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Quốc gia Mỹ, giá nhà có sẵn trung bình tháng 3/2022 đã tăng 15% – 30% so với một năm trước đó. Tại Hàn Quốc, giá căn hộ trung bình tại Seoul năm 2021 tăng tới 90% so với cùng thời điểm 2 năm trước và hiện đang đạt đỉnh. Tại Trung Quốc, giá nhà ở các thành phố sầm uất và phát triển nhất như Bắc Kinh, Thượng Hải và Thâm Quyến hiện cao hơn mức lương trung bình khoảng 14 lần.

Trở lại Việt Nam, vài năm trước, một nghiên cứu đã công bố báo cáo về mức giá tại các khu vực xung quanh phố đi bộ Hà Nội. Theo đó, giá đất bình quân tại khu vực này ở mức 541,6 triệu đồng/m2. Ở một số tuyến phố cổ thuộc quận Hoàn Kiếm, mức giá giao động ở mức 500 – 800 triệu đồng/m2, thậm chí, có nơi lên đến hơn 1 tỷ đồng/m2. Với những con số này, các chuyên gia đánh giá: “Giá đất Hà Nội sánh ngang ngửa với các thành phố lớn nổi tiếng trên thế giới như New York, Paris hay Tokyo”.

Hà Nội hiện có mức giá đất đắt đỏ sánh ngang các thành phố lớn trên thế giới

Một khảo sát gần đây cũng ghi nhận giá bất động sản rao bán tại Hà Nội tăng đều đặn. Trong số các quận, huyện của Hà Nội, quận Hoàn Kiếm có mức tăng trung bình cao nhất là 17% – 30% , các khu vực còn lại như Ngã Tư Sở, Trường Chinh, Láng thuộc quận Đống Đa có mức tăng dao động từ 12 – 19%.

Còn tại TP Hồ Chí Minh, giá đất trung bình tại đường Nguyễn Huệ – nơi được ví là “trái tim” của thành phố có giá khoảng 1,5 tỷ đồng/m2. Theo Cushman & Wakefield, trong quý 1/2022, giá các phân khúc bất động sản tại TP.HCM đều tiếp tục tăng nhanh. Phân khúc nhà chung cư tăng 8% theo quý và 27% theo năm. Phân khúc nhà liền thổ tăng 42% theo năm. Giá nhà tại TP. HCM hiện cao gấp khoảng 25 – 26 lần thu nhập bình quân của một hộ gia đình, nằm trong số 20 thành phố có giá nhà cao nhất thế giới.

Theo các chuyên gia, trong mọi thời điểm, bất động sản lõi trung tâm vẫn luôn là phân khúc tiềm năng nhất thị trường với những triển vọng dài hạn về an cư, kinh doanh, đầu tư tăng giá… Đặc biệt, tại những địa phương đang phát triển như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình…, thì bất động sản lõi trung tâm đang còn nhiều dư địa để khai thác hơn nữa trong tương lai.

Nguồn: https://baohatinh.vn/bat-dong-san-loi-trung-tam-bao-hiem-vung-chac-cho-dong-tien.html

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *